Kỹ thuật trồng cây măng cụt đem lại hiệu quả kinh tế cao

Cây măng cụt được trồng nhiều ở khu vực Miền Nam, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Động Nam Bộ… cây măng cụt còn có giá trị kinh tế cao. Bài viết dưới đây Việt Âu sẽ gửi các bà con kỹ thuật trồng cây măng cụt và cách chăm sóc cây măng cụt nhé.

Đặc điểm sinh thái của cây măng cụt

Là một loại cây có khả năng sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng để măng cụt đạt hiệu quả cao thì bà con nên lựa chọn đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dày, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới. Măng cụt không thích hợp trên đất mặn hoắc nhiễm mặn. 

Ky-thuat-trong-cay-mang-cut-1

Đây là một loại quả mà được rất nhiều người yêu thích

Măng cụt phù hợp với khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào. Cây càng phát triển tốt ở nhiệt độ 25- 35 độ C, cây không ưa sáng nên những năm đầu trồng ra ruộng cần che bóng cho măng cụt. Cây măng cụt có bộ rễ khá yếu, thường rễ chỉ nằm ở lớp đất mặn, nêu cây cần nhiều ánh sáng để phát triển, thân cây có thể cao trung bình là 7- 13m. Điều kiện thuận lợi của cây có thể phát triển lên tới 25m.

Tùy vào phương pháp nhân giống cây mà măng cụt bắt đầu cho thu hoạch sau 6-8 năm. Hòa măng cụt là hoa lưỡng tính, trong các năm cây măng cụt sẽ ra hoa từ tháng 1 rải rác đến tháng 3 và thu hoạch và tháng 5-8.

Kỹ thuật trồng cây măng cụt đạt năng suất cao

Trước khi đi tìm hiểu kỹ thuật trồng cây măng cụt bạn cần tìm hiểu đất trồng, nguồn dinh dưỡng và nên lựa chọn phù hợp mùa nào để tăng năng suất.

Làm sao để cây măng cụt ra quả to và ngon

Chuẩn bị đất trồng

Măng cụt cần phải được trồng trên đất giàu dinh dưỡng, ở những vùng không quá khô hay quá ẩm. Cây yêu cầu lượng mưa thấp nhất là 1270mm/năm. Măng cụt không kén đất phát triển, nhưng tốt nhất trên đất tơi xốp, dễ dàng tưới nước, giàu chất hữu cơ. Măng cụt không thích hợp trên đất hoặc nhiễm mặn

Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây măng cụt

Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho măng cụt có vai trò rất quan trọng giúp ổn định và tăng năng suất cho cây. Cây măng cụt cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố, trung và vi lượng. Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây. Một số vai trò của nguyên tố N, P, K đối với măng cụt:

  • Đạm (N): Đây là một thành phần quan trọng cho tất cả các bộ phận của cây và đặc biệt cần thiết cho sự sinh trưởng dinh dưỡng. Đạm giúp phát triển lá, thân cành, hoa, quả, hạt. Nếu không có đạm cây sẽ xảy ra trên đất nghèo chất dinh dưỡng và bón phân không đủ đạm khi cây cần.
  • Lân (P): Măng cụt cần lân tương đương với đạm. phân lân dễ tiêu trong đất thường bị giới hạn bởi việc cố định do các phản ứng hóa học, đặc biệt là đất chua, nên thường bón phân lân với lượng nhỏ. Cần bón lót phân lân trong hố nước khi trồng để giúp cây tăng trưởng ở giai đoạn ban đầu.
  • Kali (K): Kali rất quan trọng khi cây ra quả, lượng kali trong quả rất lớn. Bón thường xuyên phân kali rất cần thiết để duy trì năng suất cao và phẩm chất ngon cho măng cụt. Bên cạnh đó, kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với tác động bên ngoài như một số sâu bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn.

Bắt đầu trồng măng cụt vào mùa nào để đạt năng suất cao nhất

Măng cụt nên trồng vào mùa hè bắt đầu từ tháng 4 cho đến tháng 6 hàng năm. Tuy nhiên tình hình thời tiết cụ thể mỗi năm mà măng cụt chín và tăng năng suất cao cho măng cụt.

Kỹ thuật tưới nước và bón phân cho cây măng cụt

Kỹ thuật tưới nước cho cây măng cụt

Măng cụt là cây có nhu cầu nước rất lớn, nhất là giai đoạn cây con và cây đang mang trái vì sau khi trổ là thời kỳ không mưa. Nếu thiếu nước ở:

  • Giai đoạn cây con sẽ chậm lớn
  • Giai đoạn cây đang mang trái thì trái sẽ bị nhỏ và giảm phẩm chất của trái.

Do đó, bà con cần phải tưới nước cách ngày cho cây nhất là cây đang ở giai đoạn sau khi trổ hoa, trái.

Phân bón hỗn hợp VIA 5 giúp trái to và ngon

 Kỹ thuật Bón phân cho cây măng cụt

  • Giai đoạn cây chưa ra trái: mỗi năm nên bón 5-10kg phân chuồng hoai cho mỗi cây và phân vô cơ theo công thức N: P: K = 15:15:15 và các nguyên tố trung và vi lượng.
  • Giai đoạn cây cho trái ổn định: đối với cây có đường kính tán 6-8 m đang sinh trưởng, phát triển tốt phân bón được áp dụng cho mỗi cây như sau: 
  • Phân vô cơ bón làm 03 lần mỗi lần 3-4kg
  • Phân hữu cơ 20-30kg, bón 1 lần ngay sau thu hoạch dứt điểm.

Lời kết

Hiện nay có rất nhiều bà con đang có nhu cầu trồng cây măng cụt để có những lợi nhuận cao. Những không phải ai cũng có thể trồng cây măng cụt. Với những thông tin trên sẽ giúp bà con biết được kỹ thuật trồng cây măng cụt và đem lại hiệu quả cao cho người dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.